Có thể bạn chưa biết, đây là các lưu ý khi ký hợp đồng thử việc. Hy vọng các thông tin này có ích, trong hành trình sự nghiệp của mình
Tổng quan về các quy định mới nhất về chữ ký số theo
Chữ ký số đang được ứng dụng rộng rãi, từ doanh nghiệp đến cá nhân. Chúng ta tóm lượt lại các kiến thức cơ bản liên quan chữ ký số
Quy định về Hợp đồng điện tử trong Luật giao dịch điện tử 2023
Tổng quan về các quy định mới nhất về chữ ký số theo
Tổng quan về các quy định mới nhất về chữ ký số theo Luật Giao dịch điện tử
Nắm rõ các quy định mới về chữ ký số là cần thiết cho cá nhân, doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử hoặc sử dụng hợp đồng số. Bài viết này sẽ điểm qua các quy định nổi bật trong Luật Giao dịch điện tử 2023, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
1. Phân loại chữ ký số
Theo Khoản 1, Điều 22, Luật Giao dịch điện tử 2023, chữ ký điện tử được phân loại dựa trên phạm vi sử dụng như sau:
• Chữ ký điện tử chuyên dùng: Được tạo bởi cơ quan/tổ chức nhằm thực hiện các chức năng và trách nhiệm đặc thù.
• Chữ ký số công cộng: Được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng, sử dụng rộng rãi trong các giao dịch công cộng.
• Chữ ký số chuyên dùng công vụ: Bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, dành cho hoạt động công vụ trong cơ quan nhà nước.
Khi nào chữ ký điện tử được coi là chữ ký số?
2. Quy định về các yêu cầu đối với chữ ký số
Theo Khoản 4, Điều 22, Luật Giao dịch điện tử 2024, để được coi là chữ ký số, chữ ký điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
• Xác nhận chủ thể ký văn bản và thể hiện sự đồng ý của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu.
• Có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào của thông điệp dữ liệu sau khi ký.
• Chữ ký số chỉ gắn với nội dung được ký và chỉ do người ký kiểm soát.
• Phương tiện tạo chữ ký số phải đảm bảo:
• Dữ liệu chữ ký không bị thu thập, tiết lộ hoặc sử dụng để giả mạo.
• Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ sử dụng một lần.
• Chữ ký số cần được bảo đảm bởi chứng thư số từ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực công cộng hoặc chuyên dùng công vụ.
Chữ ký số có giá trị pháp lý không?
3. Quy định về tính pháp lý của chữ ký số
Chữ ký số có giá trị pháp lý nếu đáp ứng các điều kiện an toàn trong từng trường hợp cụ thể.
3.1 Điều kiện để chữ ký số được coi là an toàn
Theo Điều 9, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được coi là an toàn nếu đáp ứng:
• Chữ ký được tạo khi chứng thư số còn hiệu lực và kiểm tra được qua khóa công khai ghi trên chứng thư.
• Chữ ký số được tạo bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai của tổ chức chứng thực CKS quốc gia hoặc các tổ chức khác được cấp phép.
• Chỉ người ký mới có quyền kiểm soát khóa bí mật tại thời điểm ký.
3.2 Giá trị pháp lý của chữ ký số
Theo Điều 23, Luật Giao dịch điện tử 2023:
• Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì là chữ ký điện tử.
• Chữ ký số và chữ ký điện tử chuyên dùng an toàn có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay.
• Thông điệp dữ liệu được ký bằng chữ ký số hoặc chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức có thể thay thế dấu mộc của các cơ quan, tổ chức này khi được pháp luật yêu cầu.
Các quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số còn được quy định tại Điều 8, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, bao gồm:
• Thông điệp dữ liệu có chữ ký số đáp ứng quy định pháp luật khi cần chữ ký.
• Chứng thư số và chữ ký số được cấp từ nước ngoài, nếu được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, có giá trị pháp lý tương đương với chứng thư số và chữ ký số trong nước.
Bài viết trên, iSign đã tóm tắt các quy định mới nhất về chữ ký số trong Luật Giao dịch điện tử 2023, áp dụng từ ngày 1/7/2024, nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức tuân thủ và thực hiện các giao dịch điện tử an toàn, hợp pháp.